Khi VISA sinh viên bị hủy, bạn có được phép xin VISA kết hôn không

Nếu visa sinh viên của bạn đã bị huỷ, bạn chưa từng có visa kết hôn bị từ chối, và visa sinh viên của bạn không có điều kiện cấm, bạn có thể nộp visa kết hôn trên nước Úc. Tuy nhiên để được cấp visa là không đơn giản.

Theo luật hiện hành, Bộ Di Trú cho phép người sinh sống bất hợp pháp (bao gồm có visa bị huỷ ở Úc) có quyền nộp visa kết hôn tại nước Úc. Quyền hạn này nằm trong luật số 48 (Migration Act) và điều luật 2.12 (Migration Regulations) của đạo luật di trú Úc. Điều luật 48 này cho phép người sống bất hợp pháp ( hoặc từng có visa bị hủy hoặc bị từ chối) nộp những visa nhất định nằm trong điều luật 2.12, và một trong số đó là visa hôn nhân.


 

Visa sinh viên đã bị huỷ, vậy tôi có được tự do kết hôn ở Úc hay không?

Câu trả lời là CÓ. Bạn có thể đăng ký kết hôn tại Úc, miễn là bạn đang trong tình trạng độc thân.

Bị bắt vào trại di trú có thể xin visa kết hôn không? Và có được tại ngoại không?

Đối với những người đã bị bắt vào trại di trú do sống bất hợp pháp, thì thời gian xin visa kết hôn để định cư là rất giới hạn. Những người ở trong trại chỉ có thời gian 2 ngày để nộp đơn xin visa kết hôn, hoặc thông báo rằng họ có ý định nộp xin visa kết hôn để xin thêm thời gian 5 ngày. Sau khi nộp visa kết hôn thì họ có thể làm thủ tục xin tại ngoại để tra khỏi trại di trú.

Quá trình làm hồ sơ cho những người bị bắt vào trại luôn luôn gấp gáp. Bởi vì khi bị bắt vào trại, nếu để lỡ thời gian dù chỉ một giây thì hồ sơ xin visa kết hôn sẽ không được Bộ Di Trú chấp nhận. Vì vậy, khi bị bắt vào trại, người bị bắt phải liên lạc ngay với luật sư bên ngoài để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Quá trình xin visa kết hôn khi visa sinh viên đã bị huỷ có khó không?

Mặc dù Bộ Di Trú chấp nhận việc nộp hồ sơ visa hôn nhân khi sống bất hợp pháp, nhưng quá trình này lại khá khó khăn và phức tạp. Bề ngoài nhìn có vẻ đơn giản, bởi vì Bộ Di Trú cho phép bạn đăng ký kết hôn, nộp visa kết hôn.

Nhưng để ĐƯỢC CẤP VISA thì bạn phải đạt yêu cầu về ‘compelling & compassionate reasons – lý do bắt buộc và nhân đạo’ nằm trong điều khoản 3 (schedule 3) của luật di trú

Lý do bắt buộc và nhân đạo (compelling & compassionate reasons) là gì thì sẽ được miễn điều khoản 3 (schedule 3)?

Lý do bắt buộc ở đây có thể hiểu có thể nhà những việc xảy ra ngoài ý muốn. Những việc đó trầm trọng đến mức bắt buộc bạn phải ở lại Úc và bạn không còn sự lựa chọn nào khác, ví dụ như có con là công dân Úc hoặc vợ chồng bị bệnh nặng..v…v..

Khi đưa ra lý do thuyết phục thì Bộ Di Trú sẽ chấp nhận việc miễn điều khoản 3 để cấp visa kết hôn cho bạn (bên cạnh đó bạn cũng phải đáp ứng yêu cầu riêng của visa hôn nhân).

Tôi có con với thường trú nhân hay công dân Úc thì sao?

Việc có con chung với thường trú nhân hay công dân Úc sẽ là một lợi thế. Những hồ sơ sống bất hợp pháp tôi đã thực hiện liên quan đến việc có con chung đa số đều được chấp nhận là lý do bắt buộc và nhân đạo.

Nếu như bạn đang sống chung với người có quốc tịch hoặc thường trú nhân Úc và có con chung thì bạn sẽ có khả năng được định cư ở Úc theo diện visa hôn nhân.

Nếu tôi KHÔNG có con chung với thường trú nhân hay công dân Úc thì sao?

Tùy theo từng trường hợp mà bạn có thể xin miễn điều khoản 3 cho dù không có con chung với thường trú nhân hay công dân Úc. Có những trường hợp đặc biệt không có con chung vẫn có thể xin miễn được điều khoản 3 này

nguồn ditrudaonguyen.com

Ý kiến bạn đọc

        
X
Họ tên:
Email:
Mã bảo vệ:
ZN3RI8

Tin tức khác

Việc làm hấp dẫn

pnbinh

Nhà đất được quan tâm

Tin tức